I – THỦ TỤC HỒ SƠ: Lập bảng kê kèm theo hồ sơ:601 - OM.doc (49,5 kB)

 

STT

Loại giấy tờ, biểu mẫu

Số lượng

I.

Hồ sơ yêu cầu chung:

 

2.

Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ ốm đau theo mẫu số C66a-HD, 03 bản. Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp cụ thể, hồ sơ yêu cầu:

Mau C66 67 a-HD.xls (21,5 kB) 

II.

Đối với trường hợp điều trị bệnh tại trong nước, ngoài những hồ sơ tại phần I, bổ sung:

 

1.

 Bản thân người lao động ốm:

 

1.1.

Bệnh ngắn ngày:

- Trường hợp điều trị nội trú:  Giấy ra viện, 01 bản.

- Điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH mẫu C65-HD, 01 bản.

 

1.2.

Đối với bệnh dài ngày:

- Trường hợp điều trị nội trú: Giấy ra viện, 01 bản.

- Điều trị ngoại trú: Phiếu hội chẩn của bệnh viện, 01 bản.

 

2.

Nghỉ trông con ốm:

- Giấy ra viện hoặc sổ y bạ của con, 01 bản.

- Giấy xác nhận (theo mẫu 5B-HSB) về nghỉ việc để chăn sóc con ốm của người sử dụng lao động nơi người lao động nghỉ việc trước đó (cha hoặc mẹ) đã hưởng hết thời gian theo quy định, 01 bản.

Mau 5B.doc (30,5 kB) 

III.

Nếu điều trị bệnh ở nước ngoài, ngoài những hồ sơ tại phần I, bổ sung:

 

1.

Bản dịch tiếng Việt (được công chứng) giấy khám chữa bệnh do cơ sở y tế nước ngoài cấp, 01 bản.

 

2.

Giấy xác nhận của một cơ sở y tế trong nước về trường hợp bệnh tật và quá trình điều trị hoặc xác nhận của một cơ sở y tế tuyến tỉnh hoặc tuyến TW về tình trạng bệnh tật và hướng điều trị đối với trường hợp ra nước ngoài khám điều trị bệnh tật, 01 bản.

 

3.

Nếu được cử đi học, làm việc hoặc công tác ở nước ngoài thì bổ sung Quyết định cử đi học tập, làm việc, công tác ở nước ngoài, 01 bản.

 

Lưu ý:

1.    1. Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ ốm đau (mẫu số C66a –HD: 3 bản). đơn vị lập quyết toán theo tháng hoặc theo quý.

2.    2. Trên danh sách lập phải phân loại lần lượt theo từng loại chế độ. Ghi đầy đủ các tiêu thức.

3.    3. Lưu ý kê khai cột D (điều kiện tính hưởng), nếu ốm ngắn ngày thì ghi điều kiện làm việc: bình thường hay nặng nhọc độc hại, nếu ốm dài ngày thì ghi loại bệnh trong danh mục bệnh dài ngày.

4.    4. Cột thời gian đóng BHXH ghi số năm, số tháng đóng để xác định thời hạn nghỉ tối đa trong một năm.

5.    5. Cột 4 ghi lũy kế số ngày thực nghỉ trong kỳ

6.    6. Cột E (ghi chú) ghi nghỉ từ ngày tháng đến ngày tháng, nếu ốm do tai nạn giao thông, các loại chấn thương không được xác định là Tai nạn Lao Động thì ghi chú là tai nạn rủi ro, nếu nghỉ trông con ốm thì ghi ngày tháng năm sinh của con.

       -  Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (mẫu C65-HD): do các cơ sở y tế có đăng ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT cấp. Chứng từ phải đầy đủ, hợp lệ, nếu xóa sửa phải có xác nhận của Y, Bác sỹ. Đơn vị sử dụng lao động phải xác nhận số ngày nghỉ thực tế trên giấy này và đóng dấu.

-  Giấy ra viện hoặc phiếu hội chuẩn của bệnh viện: Trường hợp ốm trên 7 ngày (Bệnh viện tuyến Quận, Huyện cấp), trên 10 ngày (Bệnh viện tuyến Tỉnh, Thành Phố, TW cấp), nếu nằm viện điều trị phải nộp giấy ra viện, nếu không có giấy ra viện chỉ giải quyết tối đa bằng số ngày theo qui định trên. Trường hợp ốm dài ngày Chứng từ phải ghi rõ loại bệnh trong danh mục bệnh dài ngày.

      -  Giấy xác nhận điều kiện làm việc nặng nhọc độc hại hoặc làm việc nơi có phụ cấp khu vực từ 0.7 trở lên (1 bản nếu có) chỉ nộp khi thanh toán số ngày nghỉ tối đa trong năm.

       -  Giấy ra viện hoặc sổ y bạ của con: nộp thay thế khi không có giấy chứng nhận hưởng BHXH (C65-HD) (Phải ghi rõ họ tên năm sinh của con nếu không có thì không được giải quyết-nếu chỉ có tên con thì bổ sung bản sao giấy khai sinh)

      -  Giấy xác nhận nghỉ việc hưởng chế độ trông con ốm (1 bản): đơn vị sử dụng lao động xác nhận ngày nghỉ thực tế của NLĐ là Mẹ hoặc Cha đề nghị nghỉ chăm sóc con ốm (nộp đối với trường hợp không có giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH kèm giấy ra viện hoặc sổ khám bệnh con).