BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN

 

THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN

 

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng.

2. Cán bộ không chuyên trách cấp xã.

3. Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả xã viên không hưởng tiền lương, tiền công trong các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

4. Người lao động tự tạo việc làm.

5. Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã nhận bảo hiểm xã hội một lần.

6. Người tham gia khác.

7. Trường hợp nam đã quá 60 tuổi, nữ đã quá 55 tuổi, có từ đủ 15 năm đóng BHXH trở lên, chưa nhận trợ cấp BHXH 1 lần, có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng.

 

II. MỨC ĐÓNG:

Mức đóng BHXH hàng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện bằng tỷ lệ phần trăm đóng BHXH tự nguyện nhân (x) với mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.

Bảng tỷ lệ đóng (bảng 4).

 

Năm

Từ 01/2008 – 12/2009

Từ 01/2010 – 12/2011

Từ 01/2012 – 12/2013

Từ 2014 trở đi

Tỷ lệ đóng (%)

16

18

20

22

 

Mức thu nhập tháng của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn: thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung được xác định theo công thức sau:

 

Møc thu nhËp th¸ng ng­êi tham gia BHXH tù nguyÖn lùa chän

= Lmin  + m x  50.000 đồng/tháng

Trong đó:

- Lmin: Là mức lương tối thiểu chung;

- m: Là mức người tham gia BHXH tự nguyện được lựa chọn để đăng ký đóng BHXH, là số nguyên lớn hơn hoặc bằng 0 (Ví dụ: 0, 1, 2, 3, 4).

 

III. PHƯƠNG THỨC ĐÓNG:

Người tham gia BHXH tự nguyện được lựa chọn phương thức đóng hàng tháng hoặc hàng quý hoặc 06 tháng một lần (mẫu 02-TN).

Thời điểm phải đóng BHXH là: 15 ngày đầu tháng đối với phương thức đóng hàng tháng, 45 ngày đầu quý đối với phương thức đóng hàng quý, 03 tháng đầu đối với phương thức đóng 06 tháng một lần. Quá thời hạn trên thì tạm dừng đóng, người tham gia BHXH tự nguyện cùng với cơ quan BHXH xác định rõ thời điểm tạm dừng trên bảng “Phương thức đăng ký đóng BHXH tự nguyện” để lưu hồ sơ tại cơ quan BHXH. Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện không đến xác định thì cán bộ chuyên quản ghi vào bảng “Phương thức đăng ký đóng BHXH tự nguyện” để trình lãnh đạo ký duyệt lưu hồ sơ.

Trường hợp đã đóng theo phương thức đóng hàng quý hoặc 6 tháng một lần, mà trong thời gian đó Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung thì không phải truy đóng số tiền chênh lệch so với mức lương tối thiểu mới.

Người đang tham gia BHXH tự nguyện được đăng ký lại phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện với tổ chức BHXH. Việc đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng được thực hiện ít nhất là sau 6 tháng kể từ lần đăng ký trước.

 

IV. TẠM DỪNG ĐÓNG:

1. Người tham gia BHXH tự nguyện được coi là tạm dừng đóng khi không tiếp tục đóng BHXH và không có yêu cầu nhận BHXH một lần.

2. Người đang tạm dừng đóng BHXH tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng với tổ chức BHXH. Việc đăng ký lại được thực hiện ít nhất sau 3 tháng, kể từ tháng người tham gia BHXH tự nguyện tạm dừng đóng.

 

V. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN:

Người tham gia BHXH tự nguyện trực tiếp đăng ký tham gia tại BHXH quận huyện nơi cư trú.

1. Hồ sơ yêu cầu đối với cá nhân đăng ký tham gia BHXH tự nguyện:

1.1 Hồ  sơ tham gia BHXH tự nguyện do người tham gia BHXH tự nguyện lập, áp dụng cả cho trường hợp di chuyển tham gia BHXH tự nguyện sang quận huyện khác do chuyển nơi cư trú, hoặc đã nhận BHXH tự nguyện một lần nay tham gia trở lại:

+ Tờ khai tham gia BHXH tự nguyện (mẫu 01-TN): người tham gia lập 2 bản. Sau khi kiểm tra đối chiếu và xác nhận, BHXH quận huyện trả người lao động 1 bản kèm Thông báo Phương thức đóng BHXH.

+ Bản sao giấy khai sinh của người tham gia (1 bản).

Nếu người tham gia không có Giấy khai sinh, có thể thay thế bằng bản sao chứng minh nhân dân có công chứng trong thời gian không quá 1 tháng tính đến thời điểm đăng ký tham gia BHXH tự nguyện lần đầu

Trường hợp người tham gia đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc chỉ cần đối chiếu chứng minh nhân dân bản chính với nội dung nhân thân ghi trên sổ BHXH khi nộp tờ khai tham gia BHXH tự nguyện lần đầu.

+ Sổ BHXH và Bản ghi quá trình đóng BHXH: nếu người tham gia đã có quá trình tham gia BHXH trước đó.

Trường hợp có quá trình tham gia BHXH bắt buộc ở nơi khác chuyển đến mà chưa được cấp Bản ghi quá trình đóng BHXH thì thay Bản ghi bằng bản sao Sổ BHXH đến phần đã chốt sổ BHXH sau cùng (cá nhân tự photocopy sổ BHXH, cơ quan BHXH quận, huyện đối chiếu và ký xác nhận).

1.2. Hồ sơ tham gia BHXH tự nguyện tiếp tục sau thời gian tạm dừng đóng BHXH tự nguyện, kể cả trường hợp người tham gia đăng ký lại phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện:

+ Giấy đề nghị thay đổi phương thức đóng BHXH (mẫu số 02-TN): người tham gia lập 2 bản, chỉ thực hiện mỗi quý một lần trước ngày 10 của tháng đầu quý.

2. Hồ sơ yêu cầu đối với đơn vị đăng ký tham gia BHXH tự nguyện:

+ Tờ khai tham gia BHXH tự nguyện (mẫu 01-TN): người tham gia lập 2 bản

+ Bản sao giấy khai sinh của người tham gia (1 bản).

+ Sổ BHXH và Bản ghi quá trình đóng BHXH: nếu người tham gia đã có quá trình tham gia BHXH trước đó.

+ Phiếu đăng ký tham gia BHXH tự nguyện (02 bản).

+ Danh sách đóng BHXH tự nguyện (02 bản).