BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP


I- ĐIỀU KIỆN HƯỞNG:

   1. Đối tượng áp dụng:

Công dân VN làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ 12-36 tháng, trong các đơn vị sử dụng lao động có từ 10 người trở lên.

   2. Mức đóng:

Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH TN; người lao động đóng 1% tiền lương tiền công tháng; ngân sách nhà nước hỗ trợ 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH TN.

   3. Điều kiện hưởng:

 (trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi mất việc làm, nếu đăng ký chậm sau 7 ngày sẽ không được giải quyết quyền lợi về BHTN); nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN (phải hoàn thành trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi đăng ký thất nghiệp).

  • Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi thất nghiệp; và
  • Đã đăng ký thất nghiệp với Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở LĐTB&XH
    • Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.

Lưu ý: Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hàng tháng người thất nghiệp phải đến thông báo với trung tâm giới thiệu việc làm về việc tìm kiếm việc làm. NLĐ đủ điều kiện hưởng các chế độ BHTN tính từ ngày thứ 16 – kể từ ngày đăng ký thất nghiệp. .

 II – QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG:

1/ Mức trợ cấp thất nghiệp:

60% mức bình quân tiền lương, tiền công của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Ví dụ:

        Ông Nguyễn Văn A đóng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01/01/2009 đến ngày 14/01/2012 và có 2 tháng (tháng 10 và tháng 11 năm 2011) không đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định; tháng 1/2012 bị chấm dứt hợp đồng lao động, các tháng liền kề trước khi thất nghiệp có mức tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau :

Tháng 05/2011: 2.450.000 đồng;

Tháng 06/2011: 2.750.000 đồng;

Tháng 07/2011: 2.750.000 đồng;

Tháng 08/2011: 2.950.000 đồng;

Tháng 09/2011: 2.800.000 đồng;

Tháng 12/2011: 2. 650.000 đồng;

          Như vậy, nếu ông Nguyễn Văn Khang đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp thì mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được tính như sau :

+      Mức tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề là :

(2.450.000 +2.750.000 + 2.750.000 + 2.950.000 + 2.800.000 + 2. 650.000) : 6 = 2.725.000 đồng/tháng.

+      Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng ông Nguyễn Văn Khang được nhận là: 2.725.000 đồng/tháng x 60% = 1.635.000 đồng/tháng.       

2/ Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp:

§   3 tháng nếu đóng BHTN đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng

§   6 tháng nếu đóng BHTN đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng

§   9 tháng nếu đóng BHTN đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng

§   12 tháng nếu đóng BHTN đủ 144 tháng trở lên

 3/ Quyền lợi khác:

§   Được hỗ trợ chi phí học nghề thời gian tối đa không quá 6   tháng.

§   Được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.

§   Được hưởng chế độ BHYT trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.

 4/ Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp:

§   Bị tạm giam

§   Không thông báo về kết quả tìm việc làm hàng tháng với Trung tâm giới thiệu việc làm

5/ Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp:

§   Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;

§   Có việc làm (được nhận trợ cấp 1 lần cho số tháng còn lại);

§   Thực hiện nghĩa vụ quân sự (được nhận trợ cấp 1 lần cho số tháng còn lại);

§   Hưởng lương hưu;

§   Sau 2 lần từ chối nhận việc làm mà không có lý do chính đáng;

§   Không thông báo về việc tìm kiếm việc làm 3 tháng liên tục;

§   Ra nước ngoài định cư;

§   Chết;

§   Bị áp dụng xử lý hành chính tại các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, chữa bệnh hoặc chấp hành hình phạt tù không được hưởng án treo.

 III - THỦ TỤC HỒ SƠ:

Ø      Đơn đề nghị hưởng BHTN theo mẫu do Bộ LĐTB&XH quy định (được phát tại nơi đến đăng ký BHTN).

Ø      Bản sao hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật.

Ø      Sổ BHXH hoặc giấy xác nhận của đơn vị về người lao động đã đóng BHXH, BHYT và BHTN.

Ø      Người lao động bị thất nghiệp phải nộp đủ hồ sơ hưởng BHTN trong thời gian 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.

 Lưu ý: Người lao động thất nghiệp có nhu cầu chuyển tỉnh/TP trực thuộc trung ương khác để hưởng chế độ BHTN: Phải làm đơn đề nghị (theo mẫu) gửi nơi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp để được  giới thiệu về nơi cư trú để hưởng BHTN theo đề nghị của người lao động.

 ĐỊA CHỈ CÁC TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VIỆC LÀM

Người lao động có thể đến đăng ký thất nghiệp tại các địa điểm sau:

1. Văn phòng Trung tâm giới thiệu việc làm Thành phố

- Địa chỉ: 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh.

- Tiếp nhận đăng ký người lao động các quận:

1, 3, 4, 5, 8, 10, Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh.

             2. Năm (05) Văn phòng đại diện của Trung tâm đặt tại các quận, huyện, cụ thể:

 - Tại Trường Trung cấp nghề Củ Chi

+ Địa chỉ đường Nguyễn Đại Năng, KP 1, thị trấn Củ Chi.

+ Tiếp nhận đăng ký NLĐ ở huyện Củ Chi.

            - Tại Trung tâm dạy nghề Hóc Môn

+ Địa chỉ 146 đường Đỗ Văn Dậy, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn.

+ Tiếp nhận đăng ký NLĐ các quận 12, huyện Hóc Môn.

            - Tại Trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh

+ Địa chỉ 500 đường Huỳnh Tấn Phát, P. Bình Thuận, Quận 7.

+ Tiếp nhận đăng ký NLĐ các quận: 7, huyện Nhà Bè, Cần Giờ

            - Tại Trung tâm dạy nghề Bình Tân

+ Địa chỉ 637 đường Bà Hom (Tỉnh lộ 10), phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân.

+ Tiếp nhận đăng ký NLĐ các quận: 6, 11, Tân Phú, Bình Tân và H. Bình Chánh.

          - Tại Trường Trung cấp nghề Thủ Đức

+ Địa chỉ 17 đường số 8, P. Linh Chiểu, quận Thủ Đức.

+ Tiếp nhận đăng ký NLĐ các quận Thủ Đức, 9, 2.